Có Thể Bạn Chưa Biết Về Luật Bi-a Lỗ 9,10 Bi - Phần 1

 14/10/2019  Đăng bởi: NGUYỄN ĐỨC TÙNG

Hiện nay, trong những lúc giao lưu tập luyện hay trong thi đấu , rất nhiều cơ thủ vô tình hoặc cố ý vi phạm nhiều lỗi cơ bản của Bi-a Lỗ mà mình không biết, hãy cùng 1Cue.vn đi tìm hiểu lỗi đó để chúng ta có thể nhận biết để game đấu có thể diễn ra tốt đẹp hơn

Điều 1 : Dụng Cụ Cơ

Chiều Dài Của Cơ : tối thiểu 101,6cm và không giới hạn tối đa

Trọng lượng của Cơ: Không giới hạn tối thiểu và tối đa là 25 oz. 708,75 gam

Đường kính của Đầu cơ : Không giới hạn tối thiểu và tối đa là 14mm

Đầu cơ là vật liệu không được làm xước quả bóng khi đánh

Các Fip của cơ: nếu bằng vật liệu kim loại, không dài quá 1 inch [2,54 cm]

Điều 6 : Thi Thủ ( Thi để giành quyền phá bi)

Quy trình sau được sử dụng để dành quyền phá bi đầu tiên. Mỗi đấu thủ sử dụng những bi có cỡ, trọng lượng như nhau) chia làm 2 chia đôi băng ngang của bàn, đặt ở lằn ngang đầu bàn

Cả 2 đều đánh đồng thời về phía bang dọc cuối bàn và lăn ngược về đầu bàn. Đấu thủ nào có bi gần ở đường biên bên trong đầu bàn hơn sẽ thắng

Nếu trong trường hợp sau đấu thủ sẽ tự động thua :

Bi lăn sang nửa bàn đối phương

Bi không chạm vào bang ngang cuối bàn

Bi bị rơi vào lỗ

Bi bị nhảy ra khỏi bàn

Bi chạm vào băng dọc

Bi nằm ở góc lỗ và chạy qua băng đầu bàn

Bi chạm vào đầu đường bi cuối bàn nhiều hơn 1 lần

Nếu cả 2 đấu thủ đều mắc lỗi và thua hay trọng tài không thể xác định được bi bên nào gần hơn thì cú đánh được coi là hòa và đánh lại

 

Điều 8 : Bi Cái Trong Cú Phá :

Bi cái được đặt sau lằn ngang đầu bàn, ván đấu được coi như bắt đầu khi đầu gậy đã đánh vào bi cái và bi cái lăn qua lằn ngang đầu bàn

Điều 13 : Bàn Chân Trên Sàn

Nếu đấu thủ khi đánh bi không có ít nhất 1 chân chạm sàn thì bị coi là lỗi.Giày phải bình thường xét về kích cỡ, hình hang và kiểu cách dù có bị mòn

Điều 14 :Đánh bi khi đang chuyển động

Nếu đấu thủ đánh bi khi bi cái hay bất cứ bi nào đang chuyển động sẽ bị coi là lỗi ( 1 bi đang xoay tròn cũng coi là đang chuyển động )

Điều 17 : Quy Định Chung,tất cả các lỗi

Quy định phạt ở các nội dung là khác nhau ,quy định sau sẽ được áp dụng tất cả các lỗi

Đấu thủ bị mất lượt

Bi sẽ được xếp lại ( tùy nội dung)

Điều 21 : Các lỗi chạm bi

Khi đấu thủ chạm hay bất cứ tiếp xúc nào ( bằng thân thể, trang phục,phấn,gậy đỡ,cái gậy…) với bi cái trong cuộc, hay bi mục tiêu trong cuộc thì đều bị coi là lỗi .Trừ trường hợp đầu gậy chạm vào bi cái để thực hiện cú đánh hợp lệ. Trong trận đấu có trọng tài điều khiển , bất cứ bi mục tiêu nào chuyeenr động trong khi phạm lỗi đều phải đặt lại vị trí càng gần vị trí cũ càng tốt theo phán quyết trọng tài và đấu thủ tiếp theo không được xếp lại

Điều 22: lỗi đặt bi

Khi cầm bi cái trong tay mà chạm vào bất cứ mục tiêu nào cũng đều coi là lỗi

Điều 23 : Thế nào là lỗi lùa bi

Nếu trong 1 cú đánh đầu gậy đánh vào bi cái hơn 1 lần, hoặc nếu đầu gậy chạm vào bi cái sau khi chạm vào bi mục tiêu thì đó gọi là lỗi, nếu bi thứ 3 gần đó thì cần chú ý để không phạm phải lỗi theo quy định trong phần đấu này

Điều 24 : Cú Đẩy Bi

Nếu dùng đầu gậy để đẩy bi,tạo tiếp xúc lâu hơn khoảnh khắc để thực hiện cú đánh, thì bị coi là lỗi ( Những cú đánh như vậy thường coi là cú đẩy bi )

Điều 25 : Các Lỗi,Trách Nhiệm Của Đấu Thủ

Đấu thủ phải chịu trách nhiệm về dụng cụ của mình mà đấu thủ đó mang theo,sử dụng hay để gần bàn

Điều 26 : Bi Nảy Lên Không Hợp Lệ

Nếu đấu thủ đánh vào phần dưới của bi để nảy lên khỏi mặt bàn nhảy qua bi thì bị coi là lỗi. Nếu vô tình thì không coi là lỗi nhưng cũng có thể coi là lỗi nếu phần Fip của gậy hay tam cầm chạm vào bi cái khi đánh bi

Điều 28 : Bi Nảy Ra Khỏi Mặt Bàn 

Sau cú đánh nếu bi nằm lại bất cứ phần nào không phải mặt bàn ( mặt bàn,sàn nhà.. ) đều bị coi là lỗi. Bi có thể nảy lên trên thành bàn hay rãnh của bàn ( giữa phần vải thành băng và phần gỗ thành băng ) khi đang trong cuộc thì không được coi là lỗi.

hoặc bi quay lại bàn mà không chạm vào bất cứ thứ gì không phải phần của bàn

Điều 30 : Chỉ Phạt 1 Lỗi

Trong 1 cú đánh nếu của đấu thủ chỉ phạt 1 lỗi, nếu có lỗi khác thì sẽ phạt lỗi nặng hơn

Điều 31 : Các Bi Di Chuyển Động Lần Lượt

Nếu bi nào thay đổi vị trí hay tự chuyển động, bi sẽ vẫn ở vị trí đó và tiếp tục chơi. Nếu bi lơ lửng và tự rơi vào lỗ sau ít nhất là 3 giây ở trạng thái tĩnh sẽ được đặt lại vào vị trí càng gần với vị trí ban đầu càng tốt và trận đấu vẫn được tiếp tục

Điều 33 : Bi Nằm Ở Miệng Lỗ

Nếu có 2 bi trở lên bị kẹt ở giữa miệng lỗ hay cạnh miệng lỗ, lơ lửng trong không khí,trọng tài sẽ nhìn ( hoặc chạm nếu muốn) dự đoán xem bị nào sẽ rơi thẳng vào lỗ từ vị trí kẹt này của nó và được coi là vào lỗ. Bi không rơi vào lỗ được đặt lại theo vị trí điều khiển của trọng tài và cho tiếp tụ trận đấu theo quy đinh của từng nội dung nếu không có trường hợp nào bị kẹt hay bi nằm cạnh miệng lỗ nữa

Tác Giả:Nguyễn Hà Khoa

 

- Các Bạn Đọc Có Thể Chia Sẻ Bài Viết Dưới Dạng Link Ghi Nguồn Rõ Ràng Không Ăn Cắp.  Hãy Là Người Đọc Có Văn Hóa !!!

- Hội Những Người Mới Chơi Bi-a :http://bit.ly/1Cuegr

 

Có Thể Bạn Quan Tâm :

Có Thể Bạn Chưa Biết Về Luật Bi-a Lỗ 9,10 Bi - Phần 1   -    Phần 2

Những Lỗi Thường Gặp Khi Chơi Bi-a

Hướng Dẫn Bi-a Chuyên Sâu: Tìm Hiểu Chi Tiết Về Độ Bạt, Trợ Lực- PHẦN 1   -    PHẦN 2

10 Cách Chiến Đấu Với Tâm Lý

Vì em yêu một chàng trai nghiện Bi-a!!

10 Cây Cơ,Gậy Bi-a Hiếm,Bán Chạy Nhất Hiện Nay

Vì sao nên yêu một chàng trai đam mê Bi-a

Lợi Ích Nếu Bạn Chơi, Tập Luyện Bi-a Thường Xuyên

21 điều cần nhớ để đánh bi-a hay !!!

Cách chọn cơ- gậy Bi-a lỗ Tiêu Chuẩn

Những cô gái để đam mê Billiards

Mọi Thông Tin Cần Tư Vấn Xin Liên Hệ :

- Tư Vấn Bán Hàng :Nguyễn Hà Khoa (Limited Cues)

- Zalo Số : 0943371998

- Fanpage Số 1 Về Cơ,Gậy Bi-a - 1Cue.vn

- Email : tunglmtc@gmail.com

- Cách 3 : Liên hệ Hotline :0943371998 -0908889110

 

 

 

 

Viết bình luận của bạn:
icon icon icon